NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HẠT NHÂN
MÃ XÉT TUYỂN: QHT05
KHOA VẬT LÍ
Cung cấp kiến thức: Vật lý hạt nhân, hạt cơ bản; Năng lượng hạt nhân và lò phản ứng; Y học xạ trị và chẩn đoán hình ảnh: An toàn bức xạ; Điện tử hạt nhân: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp và nông nghiệp,…
Đào tạo kỹ năng: Nghiên cứu về các lĩnh vực công nghệ hạt nhân và vận hành các thiết bị về phân tích phóng xạ, xạ trị, xạ phẫu,…
Thế mạnh tư duy: Năng lực sáng tạo, độc lập trong nghiên cứu, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp: Làm việc tại các trường Đại học, Cao đẳng, các Viện nghiên cứu (Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân,…), các bệnh viện (Vinmec, K, 103, 108,…), các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân,...
Liên hệ Khoa Vật lí:
Website: http://www.vatly.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/khoavatlyhus/
Số điện thoại của Khoa: 024.3558.3980

1. Mục tiêu đào tạo, kiến thức, kỹ năng, trình độ ngoại ngữ và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Công nghệ hạt nhân là ngành đào tạo rất cần thiết phù hợp chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển ngành điện hạt nhân hiện nay. Nhu cầu của đất nước về nhân lực liên quan đến công nghệ hạt nhân là rất lớn. Khoa Vật lý là đơn vị hàng đầu ở Việt Nam đã được đầu tư một dự án 4 triệu đô la Mỹ để cung ứng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu này của đất nước.
Sinh viên trang bị những kiến thức về công nghệ hạt nhân cơ bản, hiện đại và cập nhật các tiến bộ của công nghệ và vật lí hạt nhân trên thế giới, được tham quan và thực tập thực tế tại các cơ sở hạt nhân trong nước.
2. Chuẩn chất lượng nghề nghiệp
Đủ năng lực làm việc trên các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân như ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước, các ngành khoa học và kỹ thuật hạt nhân cơ bản và ứng dụng; các ngành kinh tế thuộc các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp; y học xạ trị, khảo cổ học, địa chất thuỷ văn. Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng hoặc có thể được đào tạo tiếp thạc sĩ, tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Số TT
|
Mã môn học
|
Tên môn học
|
Giảng viên và/hoặc trợ giảng
|
Tên giáo trình, tài liệu học tập, địa chỉ tìm kiếm tài liệu
|
1
|
PHI1004
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
|
có
|
có
|
2
|
PHI1005
|
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 2
|
có
|
có
|
3
|
POL1001
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
có
|
có
|
4
|
HIS1002
|
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
|
có
|
có
|
5
|
INT1003
|
Tin học cơ sở 1
|
có
|
có
|
6
|
INT1005
|
Tin học cơ sở 3
|
có
|
có
|
7
|
FLF1105
|
Tiếng Anh A1
|
có
|
có
|
8
|
FLF1106
|
Tiếng Anh A2
|
có
|
có
|
9
|
FLF1107
|
Tiếng Anh B1
|
có
|
có
|
10
|
PES1001
|
Giáo dục thể chất 1
|
có
|
có
|
11
|
PES1002
|
Giáo dục thể chất 2
|
có
|
có
|
12
|
CME1001
|
Giáo dục quốc phòng -an ninh 1
|
có
|
có
|
13
|
CME1002
|
Giáo dục quốc phòng -an ninh 2
|
có
|
có
|
14
|
CME1003
|
Giáo dục quốc phòng-an ninh 3
|
có
|
có
|
15
|
CSS1002
|
Kỹ năng mềm
|
có
|
có
|
16
|
HIS1052
|
Cơ sở văn hóa Việt Nam
|
có
|
có
|
17
|
PHI1051
|
Lôgic học đại cương
|
có
|
có
|
18
|
PSY1050
|
Tâm lý học đại cương
|
có
|
có
|
19
|
SOC1050
|
Xã hội học đại cương
|
có
|
có
|
20
|
MAT1093
|
Đại số
|
có
|
có
|
21
|
MAT1094
|
Giải tích 1
|
có
|
có
|
22
|
MAT1095
|
Giải tích 2
|
có
|
có
|
23
|
MAT1101
|
Xác suất thống kê
|
có
|
có
|
24
|
PHY1088
|
Cơ học
|
có
|
có
|
25
|
PHY1089
|
Nhiệt động học và Vật lý phân tử
|
có
|
có
|
26
|
PHY1090
|
Điện và từ học
|
có
|
có
|
27
|
PHY1092
|
Quang học
|
có
|
có
|
28
|
PHY1004
|
Thực hành Vật lý đại cương 1
|
có
|
có
|
29
|
PHY1094
|
Thực hành Vật lý đại cương 2
|
có
|
có
|
30
|
PHY1095
|
Thực hành Vật lý đại cương 3
|
có
|
có
|
31
|
CHE1080
|
Hóa học đại cương
|
có
|
có
|
32
|
PHY3227
|
Vật lý hạt nhân nguyên tử
|
có
|
có
|
33
|
MAT2060
|
Cơ học lý thuyết
|
có
|
có
|
34
|
PHY1056
|
Cơ học lượng tử
|
có
|
có
|
35
|
PHY1055
|
Vật lý thống kê
|
có
|
có
|
36
|
PHY2048
|
Phương pháp Monte Carlo trong vật lý hạt nhân
|
có
|
có
|
37
|
PHY2042
|
Phương pháp thực nghiệm vật lý hạt nhân
|
có
|
có
|
38
|
PHY3228
|
Thực tập ghi nhận bức xạ hạt nhân
|
có
|
có
|
39
|
PHY2017
|
Linh kiện bán dẫn và kỹ thuật số
|
có
|
có
|
40
|
PHY2019
|
Điện tử hạt nhân
|
có
|
có
|
41
|
PHY2028
|
Thực tập kỹ thuật số và điện tử hạt nhân
|
có
|
có
|
42
|
PHY2025
|
Cấu trúc và phản ứng hạt nhân
|
có
|
có
|
43
|
PHY2021
|
Nhiên liệu cho nhà máy điện hạt nhân
|
có
|
có
|
44
|
PHY2023
|
Vật lý Neutron và lò phản ứng hạt nhân
|
có
|
có
|
45
|
PHY3229
|
Động học lò phản ứng hạt nhân
|
có
|
có
|
46
|
PHY2027
|
Cơ sở điện hạt nhân
|
có
|
có
|
47
|
PHY2044
|
An toàn bức xạ
|
có
|
có
|
48
|
PHY2018
|
Máy gia tốc
|
có
|
có
|
49
|
PHY2026
|
Các phương pháp phân tích hạt nhân
|
có
|
có
|
50
|
PHY3230
|
Thực tập máy gia tốc và phân tích hạt nhân
|
có
|
có
|
51
|
PHY3231
|
Thực tập xử lý phổ và số liệu thực nghiệm HN
|
có
|
có
|
52
|
PHY3232
|
Qui phạm về an toàn bức xạ và hạt nhân
|
có
|
có
|
53
|
PHY2001
|
Điện động lực học
|
có
|
có
|
54
|
PHY2029
|
Phương trình toán lý
|
có
|
có
|
55
|
PHY2047
|
Phương pháp số trong vật lý hạt nhân
|
có
|
có
|
56
|
PHY3233
|
Xử lý số liệu hạt nhân
|
có
|
có
|
57
|
PHY3234
|
Cơ sở thủy nhiệt lò phản ứng
|
có
|
có
|
58
|
PHY3235
|
Phân tích an toàn lò phản ứng hạt nhân
|
có
|
có
|
59
|
PHY3236
|
Thực tập chuyên đề
|
có
|
có
|
60
|
PHY3156
|
Hệ thống điều khiển nhà máy điện hạt nhân
|
có
|
có
|
61
|
PHY3237
|
Vật liệu lò phản ứng hạt nhân
|
có
|
có
|
62
|
PHY3089
|
Xử lý và quản lý chất thải hạt nhân
|
có
|
có
|
63
|
PHY3094
|
Công nghệ bức xạ
|
có
|
có
|
64
|
PHY3238
|
Thực tế
|
có
|
có
|
65
|
PHY3099
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong y học
|
có
|
có
|
66
|
PHY3157
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phân tích môi trường, địa chất
|
có
|
có
|
67
|
PHY3098
|
Thực tập chuyên đề
|
có
|
có
|
68
|
PHY3094
|
Công nghệ bức xạ
|
có
|
có
|
69
|
PHY3239
|
Kỹ thuật xạ trị
|
có
|
có
|
70
|
PHY3158
|
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp
|
có
|
có
|
1. Nghiên cứu thiết kế lò phản ứng tiên tiến:
TS. Vũ Thanh Mai và nhóm nghiên cứu đang thực hiện đề tài nghiên cứu thiết kế khái niệm các mô hình lò phản ứng nghiên cứu tiên tiến như lò ADS (lò phản ứng điều khiển bằng máy gia tốc), FNPP (lò phản ứng công suất nhỏ trên các trạm năng lượng nổi ), ... được tài trợ bởi Quỹ Nafosted và Quỹ ĐHQGHN.
2. Các lĩnh vực ứng dụng của máy gia tốc
a. Nghiên cứu trong lĩnh vực Vật lý hạt nhân
- Nghiên cứu các phản ứng hạt nhân của các nguyên tố nhẹ; tiết diện phản ứng; sự biến đổi các nguyên tố trong lõi các ngôi sao.
b. Trong lĩnh vực Vật lý nhiên liệu hạt nhân, Hóa phóng xạ, Ăn mòn Hóa lý
c. Trong lĩnh vực Khoa học vật liệu, Vật lý bán dẫn, Vật lý bề mặt
- Cấy ghép ion, biến tính vật liệu, nghiên cứu sự thay đổi tính chất điện của chất bán dẫn khi bị tác dụng của ion.
- Các tính chất bề mặt khi cấy ghép ion. Phân tích thành phần các hợp kim, hợp chất, gốm, sứ.
d. Trong lĩnh vực Khảo cổ, tác phẩm nghệ thuật cổ
- Xác định niên đại của các tài liệu, giấy, vải, tranh ảnh, tác phẩm điêu khắc cổ. Các mẫu vật gốm sứ cổ.
e. Trong lĩnh vực Y học, Sinh học, Nông nghiệp
- Nghiên cứu sự vận chuyển các khoáng chất trong các đối tượng động thực vật, phân tích các nguyên tố vi lượng trong các mẫu thực vật khô như lá cây, rễ cây. Các mẫu động vật như máu khô, xương, móng tay, tóc.
- Theo dõi sự vận chuyển các chất vi lượng của thuốc trong điều trị.
f. Trong lĩnh vực Địa chất, Môi trường, Hải dương
- Các mẫu đất, đá, quặng, khoáng chất, tạp chất trong nước. Các mẫu bụi môi trường. Các tạp chất trong các lớp băng để nghiên cứu khí hậu trong các thời kỳ khác nhau của Trái đất.
g. Trong lĩnh vực Khoa học hình sự và dấu vết tội phạm, và một số lĩnh vực khác.

1. Học phí: Học phí theo quy định của Nhà nước, năm học 2022-2023 là 1.450.000đ/ tháng/sinh viên.
2. Học bổng
+ Học bổng toàn phần/ bán phần học tập sau đai học tại nước ngoài:
- Các trường Đại học Nhật bản như Đại học Tokyo, Osaka, Fukui,…
- Các trường Đại học Hàn Quốc: Hanyang, KAIST, UST,…
- Các Đại học tại Châu Âu: Đại học tổng hợp Paris, Đại học kỹ thuật Lausanne,…
+ Học bổng khuyến khích học tập 1 kỳ:
- Loại Giỏi: 830.000đ/1 tháng x 05 tháng
- Loại Xuất sắc: 850.000đ/1 tháng x 05 tháng
+ Học bổng tài trợ của các tổ chức, cá nhân: Học bổng Hoàng Phương, Học bổng Mitsubisi, Học bổng Posco, Học bổng BIDV, Học bổng Lawrence Sting,…

Sinh viên nhận học bổng Nguyễn Hoàng Phương năm 2018
3. Chính sách hỗ trợ sinh viên: Cung cấp chỗ ở kí túc xá cho SV; chế độ ưu đãi, miễn giảm học phí, trợ cấp xã hội, hỗ trợ vay vốn cho các SV có hoàn cảnh khó khăn,…
- Thực tập:
- Trong nước: Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện quân y 103, bệnh viện K,….
- Nước ngoài: Tham gia các khóa Sakura school tại các Đại học danh tiếng tại Nhật Bản, Viện RIKEN; thực tập tại các trường và viện nghiên cứu lớn trên thế giới như Thụy Sĩ, Nga, Hàn Quốc, Đài Loan,…
- Cơ hội việc làm và cơ hội phát triển nghề nghiệp:
- Các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học
- Cục Quản lý an toàn và bức xạ
- Các Viện nghiên cứu (Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, …)
- Các bệnh viện (Vinmec, K, 103, 108, …)
- Các tập đoàn nước ngoài (Samsung, LG, …)
- Các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp, công ty có ứng dụng kỹ thuật hạt nhân, …
- Tình hình việc làm của sinh viên các khóa đã tốt nghiệp:
- Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp: 64%
- Tỉ lệ sinh viên có việc làm sau 1 năm tốt nghiệp: hơn 90%
Vi Hồ Phong – K51 với nhóm thí nghiệm tại RIKEN, Nhật Bản
Nguyễn Quốc Huy – K61 CNKTHN thực tập trong chương trình Sakura School tại Đại học Osaka, Nhật Bản
Ông Đỗ Đức Chí, Kỹ sư trưởng Khoa Xạ trị, xạ phẫu - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đánh giá:
“Các sinh viên tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật hạt nhân, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội được đào tạo rất bài bản và có kiến thức chuyên môn rất vững. Các em cũng hòa nhập với công việc rất nhanh”.


Cựu sinh viên Trịnh Ngọc Duy - K55 Công nghệ hạt nhân đang làm Tiến sĩ tại Đại học Caen Normandy – Pháp

Cựu sinh viên Nguyễn Ngọc Chiến, K58 Công nghệ hạt nhân hiện đang làm kỹ sư tại Y học hạt nhân - Khoa chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Vinmec
“Các thầy cô luôn quan tâm, hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu. Những thông tin về chương trình đào tạo hay khen thưởng cũng luôn được Khoa thông báo kịp thời.
Khi tham gia nghiên cứu, chúng em đã tích lũy được các kỹ năng nghiên cứu, tư duy khoa học để có thể áp dụng những kiến thức vào công việc sau khi tốt nghiệp. Chúng em được tham dự các lớp học chuyên đề về các hướng nghiên cứu mới trong Vật lý hiện đại với giảng viên là các nhà khoa học hàng đầu trên thế giới. Em luôn tự hào là một sinh viên của Khoa Vật lý".
Sinh viên Đặng Thị Mỹ Linh – K59 Công nghệ hạt nhân định hướng ứng dụng bức xạ